Tòa án hiến pháp Hiến_pháp

Hiến pháp thường được bảo vệ ở mỗi quốc gia bằng "tòa án hiến pháp"("tòa bảo hiến") hoặc "tòa án tối cao". Tòa án này phân xử sự tương thích của các điều khoản pháp luật với các nguyên tắc của hiến pháp. Đặc biệt quan trọng là trách nhiệm của tòa này là bảo vệ các quyền và tự do do hiến pháp quy định.

Sự vi phạm hiến pháp, hay vi hiến, là một hành động hay hành động luật trái với hiến pháp được tòa án phân xử. Ví dụ về sự vi phạm hiến pháp ở bộ phận hành pháp có thể là một chính trị gia lạm dụng quyền hành của mình hay bộ phận lập pháp cố thông qua luật trái với hiến pháp mà không thông qua quá trình tu chính hiến pháp trước.

Tòa hiến pháp thường gọi là tòa phương án cuối cùng, một thực thể pháp luật cao nhất trong chính phủ. Quá trình thẩm định pháp lý thường được tích hợp vào hệ thống tòa phúc thẩm. Đây là một vụ kiện như với Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Các vụ kiện thường được xét xử ở một tòa án thấp hơn trước khi mang ra trước tòa án tối cao, ngoại trừ các vụ kiện mà tòa tối cao có quyền xét xử trước. Một số quốc gia khác lập ra một tòa đặc biệt chỉ để bảo vệ hiến pháp như ở Tòa án Hiến pháp Đức. Hầu hết các tòa hiến pháp là công cụ quyền lực của quá trình cân nhắc luật có quyền tuyên bố luật "vi hiến", không hợp với hiến pháp. Hiệu lực của việc quyết định này thay đổi tùy theo chính phủ nhưng đều phổ biến cho các hoạt động của tòa án để quyết định một luật nào đó không thể đưa vào cuộc sống, như trường hợp của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều tòa bị rắc rối khi dựa vào sự hợp tác của hai bộ phận hành pháp và lập pháp để thi hành quyết định của họ một cách thích hợp. Ở quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đảo lộn chủ thuyết "độc lập nhưng bình đẳng" trong thập niên 1950 dựa vào sự hợp tác của từng tiểu bang để thi hành luật. Một số không thực hiện được, phải nhờ đến sự can thiệp của chính phủ. Các quốc gia khác, như Pháp, có Hội đồng hiến pháp Pháp chỉ phân xử tính hợp hiến của luật trước quá trình phê chuẩn.

Một số quốc gia, chủ yếu là những quốc gia có hiến pháp không được điều lệ hóa, không có những tòa án như vậy - ví dụ như Anh, theo truyền thống các chức năng dưới nguyên tắc của quyền tối cao nghị viện là cơ quan lập pháp có quyền ban hành bất cứ luật mà cơ quan đó muốn. Tuy nhiên, vì là thành viên của Liên minh châu Âu, Anh phải tuân theo quyền hạn của luật Cộng đồng châu ÂuTòa án châu Âu. Tương tự như vậy, bằng việc thừa nhận Ủy ban Nhân quyền châu Âu của Hội đồng châu Âu, nó phải tuân thủ Tòa án Nhân quyền châu Âu. Kết quả là, những cơ quan này là các tòa án hiến pháp có thể vô hiệu hóa hoặc giải thích pháp luật Anh, được thiết lập trước tiên có nguồn gốc từ vụ Factortame.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiến_pháp http://www.concourt.am/wwconst/constit/italy/italy... http://www.aph.gov.au/senate/general/constitution/ http://www.fed-parl.be/constitution_uk.html http://www.senate.be/deutsch/const_de.html http://www.senate.be/doc/const_fr.html http://www.senate.be/doc/const_nl.html http://www.parliament.bg/?page=const&lng=bg http://www.parliament.bg/?page=const&lng=en http://www.planalto.gov.br/CCIVIL_03/Constituicao/... http://laws.justice.gc.ca/en/const/index.html